Review khu vực quận Hoàn Kiếm

 Quận Hoàn Kiếm chính là một trong những quận trung tâm của thành phố Hà Nội, giáp với ba quận nội thành khác là Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phận quận giáp với Sông Hồng ranh giới bắc sang huyện Gia Lâm. Đường phố thông thoáng, cũng là quận tập trung các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy. Là cấu nối gắn kết các quận huyện, tỉnh thành khác tạo nên một khối kinh tế vững chắc cả về văn hóa và du lịch. Quận gồm nhiều trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Hàng Da, chợ Đồng Xuân. Tập trung nhiều khách sạn 5 sao nổi tiếng như Sofitel Legend Metropole Hanoi, Melia Hanoi, The Oriental Jade Hotel, Hilton Hanoi Opera...

 

Đất vàng giữa thủ đô

Đất Hoàn Kiếm là một miếng vàng quý giá, mỗi tấc đất tại đây ví như tấc vàng. Hiện tại giá đất tại đây được liệt vào hàng đất đắt đỏ nhất trên cả nước. Có thể kể tên ra các con phố Vàng giữa làng Thủ Đô như phố Bảo Khánh, phố Hàng Đào, phố Hàng Gai giá giao động từ 600 trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng 1m² đất.  Các con phố trong khu phố cổ có lợi thế kinh doanh phục vụ khách du lịch, những quán nhỏ tầm 10m² hàng tháng thu về gần 30 triệu đồng. Nhà cửa san sát nhau, nhà nào mặt tiền cũng kinh doanh buôn bán, không kinh doanh thì cũng cho thuê để kinh doanh. Lợi nhuận sinh lời từ đây khá cao. 

 

Hoàn Kiếm – quy hoạch ô bàn cờ 

Quận Hoàn Kiếm là quận khá khiêm tốn về diện tích nhưng lại có bề dày lịch sử lâu dài. Các con đường tại quận Hoàn Kiến mang lối kiến trúc xưa thời Pháp được quy hoạch khá bài bản tại thời điểm đó đến bây giờ. Đường xá khá cụ thể chia làm các ô với đường đi lối lại rõ ràng không ngoằn ngoèo . Tại khu vực quận các con đường được chia nhỏ chạy thẳng vuông vắn khá ngắn, được gọi thành các tên phố. Phố ngắn nhất là phố Hoàn Kiếm chỉ tầm hơn 40m. Lòng đường khu vực phố không to.

Các trục đường chạy theo qua các tuyến phố nối đến các điểm đến nổi tiếng nhằm mục đích phát triển du lịch cho toàn thành phố. Trong lòng quận có hệ thống đường sắt chạy qua tạo nên nhiều nét độc đáo, bên cạnh đó là sự di chuyển thuận tiện về tuyến xe bus . Có các bãi xe bus như Bãi xe Trần Khánh Dư có tuyến xa nhất là xe bus số 49 đi Khu Đô Thị Mỹ Đình, bãi xe Long Biên, bãi xe Bờ Hồ riêng bãi này chỉ được hoạt động từ thứ hai đến 18 giờ tối thứ sáu, và Ga Hà Nội. Với các trục đường nối lên cầu Nhật Tân thuận tiện di chuyển ra sân bay, di chuyển sang các quận khác và đặc biệt là qua hệ thống cầu như cầu cầu Chương Dương để mở rộng cung đường đến quận Long Biên đi xa hơn là các địa phận tỉnh thuộc khu vực đông bắc bộ. 

 

Hệ thống cảnh quan cây xanh đô thị của quận Hoàn Kiếm.

Đây là quận được quy hoạch cây xanh rất quy củ, mật độ cây xanh cao trên nhiều con đường như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Tràng Thi, Quang Trung… Các cây được sử dụng chủ yếu như cây Bàng, Bằng Lăng, cây Sấu với nhiều hàng cây cổ thụ lớn tán lá rộng hỗ trợ rợp mát và điều hòa không khí trên các cung đường Hà Nội nhất là dịp hè sang.

Hệ thống công viên, hồ nước khá nổi tiếng được coi là các điểm đến không thể thiếu khi tới Hà Nội đặc sắc nhất phải kể đến như Hồ Hoàn Kiếm. Một hồ nước ngay trong quận làm trong sạch khói bụi đường phố. Với chiều dài chừng 700m, chiều rộng khoảng 200m. Xung quanh hồ là vườn hoa quanh năm thay sắc rất đẹp. Khu vực này còn là nơi tập thể dục, là nơi phố đi bộ vào dịp cuối tuần với nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn từ trò chơi dân gian, nhảy hiện đại, ca hát biểu diễn, làm ảo thuật hút khách du lịch.. Cũng là nơi thường xuyên tổ chức các giải đua xe và chạy bộ tình nguyện khá huyên náo. Gần hồ là vườn hoa Lý Thái Tổ với nhiều hoạt động vui chơi như trượt patin, đi thăng bằng, nhảy hip hop vô cùng náo nhiệt. 

 

Hoàn Kiếm mang màu sắc kiến trúc Pháp

Quận Hoàn Kiếm ghi đậm dấu ấn thời kỳ Pháp thuộc, các công trình kiến trúc vượt thời gian đến nay còn nguyên giá trị được đưa vào các cụm di tích quan trọng của thành phố Hà Nội. Nhiều công trình là dấu mốc lịch sử như Nhà tù Hỏa Lò, Viện Bác Cổ Viễn Đông nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia, Nhà Hát Lớn Hà Nội xây dựng mô phỏng theo Nhà Hát Opera tại Pháp, Nhà Thờ Lớn…

Một công trình kiến trúc không thể bỏ qua tại khu vực này đó chính là Bưu điện Hà Nội, nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, gần Bờ Hồ. Là nơi ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà Thành này. Công trình được xây dựng sớm cùng dự án quy hoạch và mở rộng đối với khu vực Hồ Gươm, các tòa nhà vệ tinh xung quanh cũng mang kiến trúc Pháp với phong các kiến trúc tân cổ điển.

Kiến trúc đặc biệt của quận bao gồm cả kiến trúc nhà ở Phố Cổ, các con đường được chia theo kiểu ô bàn cờ, từng ô vuông một được gọi thành tên các phố với nhiều tên được bắt nguồn bằng chữ Hàng , theo sau là một ngành nghề ví dụ như Hàng Đào ( Bán vải, quần áo) , Hàng Gà, Hàng Mành, Hàng Lược, Hàng Mã…Các tuyến đường đa phần là đường một chiều. Kiến trúc nhà ở được xây theo lối chồng diềm – mái trên chồng lên mái dưới, kiến trúc hai tầng thấp. Diện tích chiều rộng mặt tiền khá ngắn, chiều rộng chứng từ 4m đến 7m, còn chiều dài con số này có thể lên gấp 10 lần, các ngõ vào bên trong khá nhiều hộ gia đình, có những nhà thông ra 2 mặt tiền. Thậm chí giữa nhà còn có một không gian trống gọi là giếng trời, không gian tiếp nhận ánh sáng trực tiếp từ ngoài trời. 

Với lối kiến trúc đặc biệt này quận cũng đang tìm cách để bảo quản, gìn giữ các giá trị lâu dài theo thời gian. Nơi đây cũng là khu vực được du khách tìm đến rất nhiều một trong những khu nhà đặc biệt đó là nhà cổ 87 Mã Mây, trước kia còn là nơi trình diễn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc – Nghệ thuật Ca Trù.

Các công trình nổi tiếng khác như Nhà khách Chính Phủ, Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lý Thái Tổ, Chợ Đồng Xuân, Rạp Công nhân, Cầu Chương Dương, cầu Long Biên, Ga Long Biên, Ngân hang Nhà nước Việt Nam...

 

Thế giới đồ ăn vặt trong lòng phố cổ

Hà Nội có câu “ Ở Tây Hồ, làm Ba Đình và ăn Hoàn Kiếm”, ý nói ở nên chọn vị thế tại khu vực thông thoáng như quận Tây Hồ, làm việc tại khu hành chính nhà nước tại Ba Đình và ăn uống tại quận Hoàn Kiếm. Khu vực quận có nhiều món ăn ngon nổi tiếng từ lâu đã được biết đến. khiến các thực khách khi đến Hà Nội đều tìm đến bằng được các địa chri này để thưởng thức cho “ trọn vị ngon” . 

Mỗi con phố lại được biết đến với nhiều món ngon đặc sản ví như muốn ăn thứ bánh cốm ngon dẻo của Hà Nội phải ghé vào phố Hàng Than, nổi tiếng với bánh cốm nhân đậu xanh. Với đám cưới truyền thống chiếc bánh được ví như một thông  điệp ngầm báo hiệu cho người thân bạn bè về một đám cưới sắp được diễn ra. Đây cũng là thứ đặc sản được mọi du khách tìm mua làm quà biếu bạn bè người thân mang tính chất khá trang trọng, tình cảm. 

Món ăn phục vụ khách du lịch nức tiếng như Chả cá Lã Vọng số 14 Chả Cá hay số 19-21 phố Đường Thành. Vị ngọt béo của miếng chả cá Lã Vọng quyện với mùi thơm của rau, lạc rang và mắm tôm khiến nhiều người thòm thèm nhất là những dịp đông sang. 

Các loại phở như Phở Bát Đàn gia truyền số 49 Bát Đàn, Phở 10 Lý Quốc Sư, phở Bưng số 1 Hàng Trống.

Nếu thích ăn các món về lươn có thể tìm đến miến lươn Đông Thịnh số 87 Hàng Điếu với đa dạng cách chế biến như miến lươn xào, miến lươn giòn, miến lươn trộn, súp lươn, cháo lươn, đủ cả lương giòn, lươn mềm. Còn khách thích ăn lươn chiên từng tảng giòn ngon có thể tìm đến miến lươn Nguyễn Chế Nghĩa tại số 9 Nguyễn Chế Nghĩa, Hàng Bài.Ngoài ra, còn có miến lươn số 9 Phủ Doãn,Hàng Trống; số 27 Nguyễn Thiếp, số 29 Hàng Nón.

Một số món ăn lạ như bánh bèo Chợ Đổ số 64 Quán Sứ, Xôi Tim số 57 Thợ Nhuộm, hạt xôi to dẻo mùi thơm ngậy cùng chút đậm đà của tim lợn xào giòn. Hay như bún chả kẹp que tre, bún ốc chuối đậu tại chợ Đồng Xuân. Món ốc xào cay số 19 Gia Ngư, bún ngan chặt 65 Phùng Hưng, nộm chân gà rút xương số 29 Hàng Giấy. Bánh rán mặn tại Lương Ngọc Quyến và số 54 Lý Quốc Sư. Xôi rán 25 Hàng Điếu, Mì Vằn Thắn 54 Hàng Chiếu, hoa quả dầm phố Tô Tịch, quẩy nóng Hàng Bông.

 

“Chẳng  thơm cũng thể hoa Nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” 

Phong cách người Hà Nội mang đậm dấu ấn được thể hiện rõ nét nhất tại quận Hoàn Kiếm với nhiều đặc trưng dễ nhận thấy. Dân khu vực Hoàn Kiếm nói riêng người Hà Nội nói chung mang vẻ đẹp của tri thức trí tuệ, học nhiều biết nhiều một kiểu trí tuệ mang tính chất hàn lâm, nặng về sách vở phục vụ cho công việc công chức sau này.  

Họ nổi tiếng về sự khéo léo trong các nghề thủ công nhưng cũng chỉ để làm để trưng bày trong nhà, không thiên về kinh doanh, khéo léo hoạt bát trong lời ăn tiếng nói,thích làm thơ văn, đầu óc thẩm mỹ cao, sành ăn sành chơi có gu tinh tế không pha tạp. Ăn hương ăn hoa chứ không ăn lấy no lấy đầy. 

Phong thái mang đậm tính nghệ sĩ phóng khoáng mà không phóng đãng. Lời ăn tiếng nói có trên dưới, nhẹ nhàng , thư thái  chậm rãi. Do sự thay đổi từng ngày mà dân nhập cư ngày càng ồ ạt về Hà Nội thì với sự tiếp xúc này người dân ở đây khá hòa đồng họ tiếp nhận, dung nạp được với dân địa phương nơi khác. Dân ở đây không thích đao to búa lớn mà thích sự hòa nhã, mềm mỏng hơn. 

Quận cũng tập trung dân trí cao, với nhiều trường học cấp 3 nổi tiếng đầu vào lấy điểm rất cao như trường trung học phổ thông Việt Đức, trường trung học phổ thông Trần Phú, trường trung học phổ thông Marie Curie, trường Trưng Vương. Các trường đại học như Đại học Dược Hà Nội số 13-15 Lê Thánh Tông, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên số 19 Lê Thánh Tông, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam số 42 Yết Kiêu. 

Quận Hoàn Kiếm với nhiều người học thức cao và cũng là đại phận chảy máu chất xám, vì với trình độ cao thường sẽ tìm tới một môi trường cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của dân trí. 

Nguồn:

https://mogi.vn/review-khu-vuc/quan-hoan-kiem-rdid293

https://thoitiet24h.vn/cac-tinh-thanh/ha-noi/hoan-kiem

https://xemthoitiet24h.blogspot.com/2022/11/review-khu-vuc-quan-hoan-kiem.html

https://xemthoitiet24h.blogspot.com/2022/11/quan-ba-inh-co-bao-nhieu-phuong.html

Comments

Popular posts from this blog

Nhiệt độ Hà Nội tháng 12 và các mẹo du lịch cần biết

Thời tiết Hà Nội 30 ngày tới và cẩm nang du lịch từ A-Z (2022)

Dự báo thời tiết 10 ngày tới tại thái bình